ĐOÀN KẾT - KỶ CƯƠNG - KHẨN TRƯƠNG - AN TOÀN - HIỆU QUẢ                                                                                                                                                                     

 

video

The player will show in this paragraph

LIÊN KẾT WEB

chuyên mục khoa học - kỹ thuật - công nghệ
Tổ chức mạng lưới tàu điện ngầm tại Bắc kinh, Thượng hải – Trung Quốc.

Kết cấu hạ tầng, vận tải đường sắt:

Trung Quốc hiện có một mạng lưới đường sắt khoảng 124.000 km đường sắt quốc gia (trong đó có hệ thống đường sắt tốc độ cao lớn nhất thế giới với 23.000 km) và 1.900 km đường sắt đô thị tại 20 thành phố. Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020), mạng lưới đường sắt quốc gia Trung Quốc đạt 150.000 km, trong đó đường sắt tốc độ cao là 30.000 km, mạng lưới đường sắt đô thị sẽ được xây dựng trên 40 thành phố với tổng chiều dài 6.000 km. Là phương thức vận hành then chốt vận chuyển những loại vật tư quan trọng như năng lượng, khoáng chất…Hiện tại, đường sắt Trung Quốc chịu trách nhiệm chuyên chở 92% gỗ, 96% dầu thô, 94% than đá, 89% thép và vật liệu luyện kim. Năm 2015, đường sắt Trung Quốc vận chuyển 3,21 tỷ lượt HK, đạt 2.348,45 tỷ HK.km. Tổng sản lượng vận tải hàng hóa tính đổi hoàn thành 5.841,38 tỷ tấn.km, đứng đầu thế giới.

 Bộ máy tổ chức:

Tháng 3/2013, Quốc vụ viện Trung Quốc giải thể Bộ Đường sắt Trung Quốc, thành lập 02 tổ chức:

- Cục Đường sắt Quốc gia Trung Quốc trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đường sắt, có 07 Chi Cục khu vực.

- Tập đoàn Đường sắt quốc gia Trung Quốc thực hiện việc kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đường sắt quốc giá. Gồm 03 cấp là Tập đoàn, Cục Đường sắt khu vực, Ga (đoạn)

Quy hoạch phát triển đô thị:

Thủ đô Bắc Kinh với dân số trên 23 triệu dân. Tình hình ùn tắc giao thông ở Bắc Kinh đang có chiều hướng tăng cao và trở thành một thách thức lớn đối với chính quyền thành phố. Thành phố Bắc Kinh còn tiến hành hạn chế xe lưu hành theo từng ngày và hạn chế tối đa xe ô tô biển ngoại tỉnh vào thành phố, xe ngoại tỉnh phải có giấy phép mới được vào trong thành phố. Hệ thống tàu điện ngầm Bắc Kinh – đường sắt đô thị (ĐSĐT) là một mạng lưới giao thông đường sắt phục vụ vận chuyển người dân các quận nội thành và ngoại thành của thành phố. Mạng lưới hiện nay có 19 tuyến đường, 547 km đường ray hoạt động, đáp ứng lượng vận chuyển trung bình hơn 10 triệu lượt khách/ngày. Ngoài hệ thống tàu điện ngầm, hệ thống xe buýt cũng được chú trọng, các phương tiện xe buýt vận hành từ sáng sớm đến tận đêm khuya, có 1200 tuyến xe buýt đáp ứng được lượng vận chuyển hơn 12 triệu lượt khách/ ngày. Việc di chuyển bằng hệ thống công cộng đơn giản, thuận tiện và giá thành rẻ đã khiến nhiều người lựa chọn các phương tiện giao thông này.

Trung Quốc bố trí hợp lý các loại hình giao thông công cộng gần nhau để nâng cao tính tiện dụng càng khiến người dân lựa chọn sử dụng giao thông công cộng. Các bãi xe đạp công cộng được đặt ngay gần các trạm xe buýt hay ga tàu điện ngầm. Sau khi sử dụng xong xe đạp, người dân khóa để xe vào vị trí quy định trên vỉa hè, sẽ có nhân viên thu gom đưa về bãi xe công cộng gần đó. Mức phí sử dụng loại hình xe đạp công cộng gần như chỉ là tượng trưng, nhiều thời điểm trong năm còn được miễn phí hoàn toàn.

Tháng 11/1980, Thâm Quyến chính thức được chuyển thành Đặc khu kinh tế. Năm 1988, Thâm Quyến được cho phép có thẩm quyền về kinh tế tương đương cấp tỉnh của Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2015. Từ một thị trấn ven biển nhỏ với chỉ hơn 30 nghìn dân, Thâm Quyến đã phát triển thành một siêu đô thị hiện đại, diện tích gần 2.000 km2, với hơn 18 triệu dân.

Thâm Quyến cũng là nơi đi đầu thí điểm các chính sách mới như đấu thầu xây dựng cơ bản; chế độ Hợp đồng lao động; đấu giá quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng đất công.

Ở Thâm Quyến, Tập đoàn Metro Thâm Quyến hiện vận hành khai thác 7 tuyến ĐSĐT, không bao gồm tuyến số 4 đường sắt Hồng Kông, chiều dài mạng lưới vận hành khai thác 265 km, số km tuyến đường đang xây dựng 273 km. Lượng hành khách ngày cao nhất trên 5.696.000 lượt, doanh thu 2018 là 11,1 tỷ NDT, tỷ lệ chia sẻ giao thông công cộng 42%. Công ty HH Tập đoàn Metro Thâm Quyến thành lập vào ngày 31/07/1998, là DNNN quy mô lớn do Ủy ban quản lý giám sát thi công tài sản nhà nước của Chính phủ TP Thâm Quyến kiểm soát 100% cổ phần. Sau 20 năm phát triển, đã hình thành một chuỗi tài sản “4 trong 1” là xây dựng đường sắt + vận hành khai thác đường sắt + phát triển tài sản + kinh doanh tài sản, tạo nên bản đồ mạng lưới giao thông đườngs ắt “4 trong 1” là đường sắt quốc gia + đường sắt liên tỉnh + tàu điện ngầm liên tỉnh + xe điện có ray.

Thâm Quyến đã lắp đặt camera ở các con đường, tuyến phố, sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện những người vi phạm giao thông, nhm quản lý đô th được tốt, tránh ùn tắc.

Đánh giá – Nhận xét:

            Nghiên cứu kinh nghiệm về giao thông đường sắt, đường bộ và quy hoạch phát triển đô thị tại Trung Quốc có ý nghĩa về việc phát triển đường sắt ở nước ta cũng như quản lý quy hoạch phát triển đô thị ở Việt Nam, nhất là đối với 2 đô thị Hà Nội và Hồ Chí Minh. Cụ thể:

-  Hiện nay, toàn bộ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia  Trung Quốc (gồm đường sắt thông thường và đường sắt tốc độ cao) đều do Nhà nước đầu tư, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về kinh phí giải phóng mặt bằng. Đối với đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng đã áp dụng hình thức đầu tư BOT.

-  Đối với đất dành cho Đường sắt quốc gia Trung Quốc: Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt không phải nộp tiền sử dụng đất này, mà chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Việc bảo vệ đất dành cho đường sắt trực thuộc UBND các cấp ở địa phương thực hiện (chỉ bảo vệ riêng cho đường sắt)

-  Để hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh đường sắt quốc gia: Nhà nước cho phép doanh nghiệp kinh doanh đường sắt quốc gia xây dựng nhà ở, khu dịch vụ thương mại trong đất dành cho đường sắt để bù lỗ cho kinh doanh đường sắt. Xây dựng ĐSĐT giúp tăng giá trị đất dọc tuyến đường ray, quá đó hiệu ứng lan tỏa từ bất động sản sẽ hỗ trợ cho hoạt động của ĐSĐT.

-  Để người dân chấp nhận và thường xuyên sử dụng phương tiện ĐSĐT thì việc quy hoạch xây dựng, cũng như tổ chức chạy tàu cần tuân thủ những nguyên tắc như: Đảm bảo sự an toàn của hành khách, chạy tàu đúng giờ, giảm thời gian đi lại bằng chạy tàu tốc độ cao, đoàn tàu có tần suất hoạt động cao và năng lực chuyên chở lớn. Bên cạnh đó, các công ty sở hữu đường sắt cần nâng cao vai trò của nhà ga, đưa khu vực nhà ga thành khu vực trung tâm bằng cách hợp tác với các nhà đầu tư khác để xây dựng các tòa nhà đa chức năng làm văn phòng, trung tâm thương mại, trung tâm tài chính, khách sạn, thiết lập các chương trình khuyến mại về du lịch, bán hàng hóa mang tính đặc trưng tại ga… từ đó thu hút hành khách đi lại bằng đường sắt.

-  Cần thực hiện tốt quy hoạch phát triển đô thị, đây là công cụ quan trọng để quản lý và phát triển đô thị.

-  Việc đầu tư, phát triển đường sắt quốc gia và ĐSĐT tại Việt Nam là vô cùng cần thiết và cấp bách để đảm bảo giao thông vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả nước.

( MAUR biên tập lại từ kết quả chuyến công tác của Ủy ban KH,CN&MT

Quốc Hội tại Trung Quốc Từ ngày 24/2/2019 - /3/2019).

 

CÁC TIN BÀI KHÁC:
Xem tin theo ngày
Ngày